Bé cầm nắm chuẩn – Bước đệm quan trọng cho sự phát triển vận động

kỹ năng cầm nắm cho trẻ

Khả năng nắm giữ đồ vật còn là bước đầu tiên trong quá trình tập ăn, tập đọc, tập viết & tự chăm sóc bản thân mình của trẻ nhỏ. Biết cầm đồ vật giúp trẻ khám phá nhiều niềm vui & trò chơi mới. Cầm nắm là một trong những kỹ năng quan trọng cho bé vì nó là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu mẹ luyện tập kỹ năng cầm nắm cho bé sẽ giúp cho trí não của trẻ trở nên nhanh nhạy & phát triển tốt hơn. Các em bé sơ sinh có khả năng phối hợp giữa cầm lên nhìn đồ chơi trên tay & đặt xuống. Trẻ bắt đầu học kỹ năng này khi được 3 tháng tuổi & mỗi tháng đều có những tiến triển rõ rệt.

Quá trình phát triển của bé

Quá trình phát triển của bé
Quá trình phát triển của bé trải qua nhiều giai đoạn

Bé trước 3 tháng tuổi

  • Từ khi mới sinh đến 2 tháng. Các em bé sơ sinh có phản xạ cầm nắm. Khi bạn sờ vuốt vào lòng bàn tay của con bạn, em bé sẽ nắm lấy ngón tay bạn. Nhưng trong vòng 8 tuần đầu, phản xạ bản năng & không có chủ định. Đôi tay của con bạn hầu như chỉ biết nắm chặt trong thời gian đầu, nhưng từ từ bé sẽ biết cách mở tay ra & nắm lại có mục đích & để tìm hiểu về bàn tay của mình.
  • 3 tháng. Em bé vẫn chưa thể cầm được những gì mình muốn, nhưng có thể lật đi lật lại món đồ chơi. Bé phát triển khả năng phối hợp giữa tay & mắt, chú ý tới những thứ mà bé muốn cầm & bé thử nhặt chúng lên. Nên để em bé nằm trên sàn nhà rộng rãi trên một chiếc thảm mềm mại để bé có thể dùng tay đập vào những đồ chơi treo ở trên.

Giai đoạn 4 tháng đến 1 tuổi

  • 4 đến 8 tháng. Khoảng 4 tháng, trẻ có thể cầm những đồ vật to như các hình khối. Nhưng em bé vẫn chưa biết cầm những đồ vật nhỏ cho đến khi bé khéo tay hơn. Trước khi con bạn mọc chiếc răng đầu tiên (thường trong khoảng thời gian bé từ 4 đến 12 tháng tuổi), bé sẽ bắt đầu biết nhặt đồ vật để cho vào miệng. Nếu trẻ em ăn những thức ăn đặc trẻ sẽ thử cầm muỗng mặc dù cầm chưa chắc. Trẻ biết dùng bàn tay để kéo đồ chơi về phía mình & bắt đầu chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia. Cha mẹ hãy cất đồ vật có giá trị ngoài tầm với của em bé.
  • 9 đến 12 tháng tuổi. Chỉ cần một chút cố gắng là trẻ có thể nhặt đồ chơi, & giai đoạn này trẻ bắt đầu thích dùng tay phải hoặc tay trái. Ở độ lứa tuổi này, trẻ bắt đầu học cách bốc đồ vật bằng ngón tay, mẹ có thể để các món ăn mềm như rau mềm, cà rốt trên bàn ăn để bé tự bốc. Tránh để thức ăn rắn như rau củ sống, hạt đậu, … để không làm bé bị ngạt thở khi nuốt phải.

Giai đoạn sau 1 tuổi

  • Khi được một tuổi, trẻ sẽ rất thích chơi các loại bóng, chơi xếp gỗ & thích đập phá mọi thứ xung quanh.
  • Đến khoảng 18 tháng tuổi, tính nghệ thuật của trẻ bắt đầu được thể hiện. Bé biết thích các loại bút sáp màu & biết sử dụng để vẽ nguệch ngoạc bất cứ nơi nào có thể, và xem các bức tường đều là “giấy vẽ” yêu thích của mình. Đến khi trẻ vào tuổi lên 3 trở lên, bé sẽ có đủ sự khéo léo để phối hợp & tập trung để vẽ viết thành chữ.
  • Tháng thứ 18 cũng là lúc bé khám phá ra rằng mình có thể cầm vật này & bỏ vào một vật khác. Hãy giúp bé phát triển kỹ năng này tốt hơn bằng cách đưa cho bé một món đồ chơi để bé bỏ vào thùng đựng đồ chơi, hộp giấy,…

Lứa tuổi này, trẻ đã biết nhặt được đồ vật rơi bằng cách sử dụng ngón cái & ngón trỏ. Ta sẽ thấy trẻ sẽ thuần chuyền đồ từ tay này sang tay kia. Đây là giai đoạn tốt nhất để mẹ tập cho bé cách dùng muỗng tự xúc thức ăn. Ba Mẹ hãy tạo nhiều cơ hội cho bé dùng ngón tay, khả năng cầm nắm của bé sẽ càng phát triển.

Trẻ thích xếp hình khối & rồi phá chúng đổ xuống, tuy nhiên xếp được 2 khối chồng lên nhau là tớ đầu hàng luôn rồi. Trẻ cũng mê cầm màu sáp vẽ nguệch ngoạc lên giấy, và hết giấy thì vẽ lung tung ra bàn ghế chung quanh. Trò này làm trẻ thích mê đi vì có trí tưởng tượng phong phú.

Lưu ý: Một khi bé đã hoàn thiện kỹ năng cầm nắm, thì ném chính là giai đoạn sắp tới. Ba mẹ hãy trông chừng, vì đồ chơi, muỗng, dĩa hay bất cứ thứ gì có trong tay đều có thể bị bé ném đi mất đấy!

Vai trò của ba mẹ

Vai trò của ba mẹ
Cha mẹ làm nguồn cảm hứng để bé làm theo

Để kích thích phản xạ cầm nắm của bé, hãy đặt món đồ chơi màu sắc ngay tầm với của bé & khuyến khích bé với lấy chúng. Tuy nhiên hãy đặt thêm đồ chơi trong tầm với của trẻ để trẻ tò mò & thích thú với lấy đồ chơi gần trẻ. Đừng để đồ chơi quá xa, trẻ khó với lấy & sẽ dễ đâm ra cáu kỉnh.

Nếu con của bạn đã 3-4 tháng tuổi mà vẫn không có phản ứng gì với những thứ đồ chơi trước mặt; hoặc đến 3 tháng tuổi rồi vẫn chưa nắm được đồ vật; hoặc không có bất cứ sự cố gắng gì để với lấy, hoặc sờ vào những đồ vật xung quanh… Ba mẹ hãy cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Hãy ghi nhớ là với những trẻ sinh non sẽ có mốc phát triển chậm hơn một vài tháng so với những bạn đồng trang lứa

Hy vọng bài viết trên, Lá Xanh giúp cho bậc cha mẹ hiểu rõ hơn ở giai đoạn phát triển cho bé. Từ đó, cha mẹ có thể giám sát và có biện pháp nâng cao kỹ năng cầm nắm cho trẻ.