Trẻ bướng bỉnh khiến bố mẹ đau đầu? Hãy thử ngay cách dạy con thông minh này

cách dạy trẻ bướng bỉnh

Các bé ở độ tuổi 2 đến 3 tuổi thường có biểu hiện tâm lý khá đặc biệt và phức tạp. Đây còn là giai đoạn phát triển mới đặc trưng của lứa tuổi, và cũng thực sự là giai đoạn khó khăn của bé. Chính vì thế, sự bướng bỉnh ở trẻ hình thành nếu cha mẹ không có cách điều chỉnh phù hợp sẽ làm cho bé trở nên khó dạy hơn. Vì vậy, hãy tham khảo một số cách daỵ trẻ bướng bỉnh để giúp trẻ trở nên ngoan hơn ở độ tuổi phát triển này.

Sự phát triển khi bé bướng bỉnh

Sự phát triển khi bé bướng bỉnh
Khi bé được 2 tuổi một số biểu hiện tò mò được hình thành

Kỹ năng ngôn ngữ của bé 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi chưa phát triển hoàn thiện, bé chỉ có biết trên 500 từ và kết hợp với khả năng vận động biết đi lại vững hơn lúc nhỏ nên bé có mong muốn lớn hơn để hòa nhập xã hội. Các bé chưa biết cách diễn đạt những mong muốn của mình. Bé tò mò và ham chơi nhưng vẫn còn yếu trong kỹ năng nhận biết thứ an toàn hay không an toàn. Đó là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực, nên bé cần được sự quan tâm, yêu thương và hỗ trợ của cả ba mẹ lẫn nhà trường.

Dấu hiệu bướng bỉnh ở trẻ

Dấu hiệu bướng bỉnh ở trẻ
Dấu hiệu bướng bỉnh ở trẻ

Bé tràn đầy cá tính, đôi khi ông bà, ba mẹ hoặc cô giáo có những cử chỉ, hoặc cách chăm sóc các bé không vừa ý, các bé dễ nổi cáu, đôi khi khóc và la hét to, hoặc có khi bé làm chúng ta bối rối vì nói những lời không lễ phép với mọi người. Đây là thái độ bình thường của trẻ sắp lên 3 tuổi với quá trình phát triển của trẻ.

Phụ huynh không nên cho là bé hư, không ngoan và càng không nên la mắng. Ba mẹ hãy thật bình tĩnh để giúp bé sớm vượt qua giai đoạn này, đừng bị kích động bởi những biểu hiện cảm xúc của bé. Hãy nên tỏ thái độ tôn trọng, đối xử với bé như một người lớn. Ở tuổi này, ba mẹ cần hướng dẫn con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thay vì cấm đoán con “không được làm cái này, không được làm cái kia”. Đồng thời bạn nên tiếp tục củng cố khả năng ngôn ngữ của bé, luôn gợi ý để con diễn đạt những điều mình muốn thật rõ ràng. Điều này sẽ giúp bé được giải tỏa và không bị ức chế nữa.

Sau đây là một số lời khuyên cho bậc cha mẹ

Sau đây là một số lời khuyên cho bậc cha mẹ
Một số lời khuyên cho bậc cha mẹ
  • Ban ngày, hãy cho bé tham gia vận động phát triển thể chất: chạy, nhảy, đi bộ, chơi banh, đi cầu tuột ở công viên.
  • Đánh lạc hướng vẫn là cách hiệu quả để khuyến khích hành vi tốt ở trẻ. Ngay khi bé làm gì mà ba mẹ không vừa ý, ba mẹ có thể đánh lạc hướng bé với bài hát quen thuộc, đồ chơi, nhân vật hoạt hình. Bày cho bé một trò chơi hoặc dụ bé đi ra ngoài sẽ là cách thích hợp khi bé đang nghịch ngợm thứ gì đó.
  • Hãy tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thật nhiều, nhất là các trò chơi đóng vai. Chẳng hạn như, bé thích làm người lớn nên mẹ có thể cho con giả vờ giặt áo quần bằng các đồ chơi – bên cạnh bà hay mẹ đang giặt thật, nên ở bên bé để kiểm soát an toàn khi bé chơi.
  • Tính tò mò có thể thôi thúc bé lứa tuổi này rất thích leo trèo, mở cửa tủ, sờ hoặc chọc tay vào ổ điện hay aptomat… Do đó, cần chắc chắn là mọi thứ trong nhà luôn an toàn với bé để tạo cho bé những tình huống thú vị giúp bé tìm hiểu thế giới chung quanh.
  • Cho bé tự do vui chơi và khám phá nhưng luôn nhớ các nguyên tắc an toàn khi đi trên đường, tránh đồ gây bỏng trong nhà bếp và giữ an toàn cho bé với trò chơi với nước.
  • Đừng bao giờ để trẻ đùa vui quá mức ngay trước giờ ngủ.
  • Ba mẹ hãy khen thưởng bé khi bé làm được việc gì cho bản thân hay phụ ba mẹ, như xếp giầy dép ngay, thu dọn đồ chơi khi chơi xong.

Hy vọng những thông tin mà Lá Xanh đã chia sẻ phía trên đã giúp bậc cha mẹ nhận viết biểu hiện phát triển của các bé và một số cách dạy trẻ bướng bỉnh. Từ đó có cách dạy con phù hợp để bé trở nên ngoan và lễ phép. Chúc các bậc phụ huynh thành công trong việc dạy con!