Khi trẻ từ độ tuổi 6 tháng trở lên, đến giai đoạn ăn thức ăn cùng với uống sữa mỗi ngày, phụ huynh hãy cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ 4 nhóm thực phẩm như sau.
Khi trẻ từ độ tuổi 6 tháng trở lên, đến giai đoạn ăn thức ăn cùng với uống sữa mỗi ngày, phụ huynh hãy cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ 4 nhóm thực phẩm gồm:

- Nhóm Bột Đường: Gạo, nếp, bún, mì, phở, hủ tiếu, nui, khoai, bắp, bột mì, bánh mì.
- Nhóm Đạm:
- Nguồn động vật: sữa, thịt, cá, tôm, cua, trứng…;
- Nguồn thực vật: đậu nành, đậu đen,… hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu khác.
- Nhóm Béo: Dầu, mỡ, bơ, các loại hạt có dầu.
- Nhóm Vitamin và Chất Khoáng: Rau củ, trái cây các loại.
Khi nấu cháo, hoặc bột bạn không nên có thói quen cho quá nhiều thịt, cá, trứng,…nếu nghĩ như thế mới đủ chất bỗ dưỡnglà sai lầm, vì thật ra số lượng chất đạm có quá nhiều sẽ làm bé rối loạn tiêu hóa. Nhiều chất đạm dầu mỡ làm bao tử phải làm việc nhiều và các món ăn có nhiều đạm tiêu hoá lâu dễ dẫn đến làm bé biếng ăn. Mỗi ngày trẻ nhỏ độ 2 tuổi cần uống sữa khoảng 500-600ml, phụ huynh có thể thay thế sữa bằng sữa chua, phô-mát để tăng khẩu vị cho bé. Bé cần ăn mỗi ngày 2-3 bát cơm nhão, nui, phở, hủ tiếu hoặc cháo với cân đối lượng đạm, dầu ăn, rau củ quả, bổ sung thêm trái cây tươi. Để khắc phục tình trạng thiếu cân và chậm lên cân của bé ngoài việc chú ý chế độ dinh dưỡng, phụ huynh nên chú ý cho bé vận động tay chân, bé cần nên chạy nhảy vui chơi ngoài trời và ngủ đủ (trên 12 giờ mỗi ngày).
Lưu ý: Không nêm nhiều mắm/ muối vào thức ăn của bé
Nếu nghĩ rằng nêm nhiều mắm muối vào thức ăn sẽ khiến món ăn đậm đà hơn và kích thích vị giác của trẻ thì chúng ta đã hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên phụ huynh không nên cho con ăn muối vì thận của trẻ vẫn còn yếu.Khi nêm mắm muối vào thức ăn của trẻ sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức.