Giải đáp chi tiết bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non

bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non là tình trạng khá nhức nhối hiện nay. Hiểu như thế nào cho đúng về tình trạng này sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ được tốt nhất. Theo đó bài viết dưới đây Lá Xanh sẽ giới thiệu về dấu hiệu, nguyên nhân, tác hại của suy dinh dưỡng. Đặc biệt là cách phòng ngừa suy dinh dưỡng như thế nào sẽ được thông tin chi tiết.

Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non là gì?

Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non là gì?
Suy dinh dưỡng ở trẻ em mầm non

Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non là tình trạng cơ thể thiếu hụt năng lượng và chất dinh dưỡng. Theo đó quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Dựa vào tình trạng thực tế, trẻ bị suy dinh dưỡng có thể phân loại thành 3 thể sau đây:

  • Thể nhẹ cân: Trẻ có cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của giới tính theo độ tuổi. Tình trạng này phản ánh trẻ bị thiếu dinh dưỡng trong thời gian kéo dài.
  • Thể thấp còi: Trẻ có chiều cao thấp hơn bình thường so với tiêu chuẩn của những đứa trẻ cùng độ tuổi. Thể thấp còi có thể diễn ra từ khi trẻ trong bụng mẹ dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao.
  • Thể gầy còm: Trẻ không đạt đủ cả 2 chỉ tiêu cân nặng và chiều cao theo đúng độ tuổi. Đây là tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính đáng báo động ảnh hưởng tới phát triển của trẻ trong tương lai.

Dấu hiệu còi xương ở trẻ em

Dấu hiệu còi xương ở trẻ em
Kém ăn là dấu hiệu còi xương phổ biếng ở trẻ em

Để nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ em, cha mẹ cần căn cứ vào các dấu hiệu cụ thể. Những dấu hiệu này có thể quan sát dễ dàng mà không cần phải làm các xét nghiệm. Đó là:

  • Trẻ biếng ăn và không chịu hợp tác khi được ông bà, cha mẹ cho ăn uống.
  • Trẻ suy dinh dưỡng thường hay quấy khóc cả ngày lẫn đêm và thiếu đi sự hoạt bát.
  • Cân nặng của bé tăng rất chậm, thậm chí là không tăng cân trong khoảng vài tháng.
  • Bé khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường và có biểu hiện giật mình tỉnh lại khi đang ngủ.
  • Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em mầm non còn có biểu hiện sớm là chậm mọc răng.
  • Trẻ còi xương, thấp bé, cơ nhão, không săn chắc, da xanh xao, nhợt nhạt, tóc thưa và dễ rụng.
  • Suy dinh dưỡng làm trẻ dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa và hay mắc các bệnh lý nhiễm trùng.

Nguyên nhân bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non

Không phải tự nhiên mà trẻ bị mắc suy dinh dưỡng, còi cọc, kém phát triển. Đây thực chất là căn bệnh ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là:

Cung cấp thiếu chất dinh dưỡng

Cung cấp thiếu chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống không cung cấp đủ dinh dưỡng

Trẻ có chế độ ăn nghèo nàn chất dinh dưỡng, không đủ cung cấp cho cơ thể. Có thể là do trẻ biếng ăn và ăn quá ít lương thực, thực phẩm cần thiết. Kể cả trẻ ăn nhiều nhưng thiếu cân đối các nhóm dinh dưỡng cũng vẫn gặp tình trạng thiếu chất.

Trẻ nhỏ không hấp thu được dinh dưỡng một cách tự nhiên

Kém hấp thu dinh dưỡng là khi trẻ được ăn uống đầy đủ nhưng cơ thể không hấp thụ được. Đây là vấn đề tiêu hóa thường gặp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân có thể do loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa, thiếu enzym hay bệnh lý gây nên.

Tiêu hao năng lượng quá nhiều

Tiêu hao năng lượng quá nhiều
Do trẻ vận động nhiều gây tiêu hao nguồn năng lượng lớn

Khi trẻ tiêu hao năng lượng quá nhiều cũng có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Tình trạng này có thể là do trẻ nô đùa, nghịch ngợm tiêu tốn năng lượng hơn mức nạp vào. Ngoài ra các căn bệnh về đường tiêu hóa cũng khiến trẻ bị thất thoát chất dinh dưỡng.

Tác hại của tình trạng suy dinh dưỡng

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ không phải là vấn đề đơn giản mà ẩn chứa rất nhiều tác hại. Căn bệnh này có thể đe dọa tới sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ như sau:

Chậm phát triển thể chất

Chậm phát triển thể chất
Chậm phát triển thể chất

Trẻ bị suy dinh dưỡng đồng nghĩa với việc thể chất chậm phát triển. Đó có thể là tình trạng còi xương ở trẻ em với biểu hiện còi cọc, quắt queo, nhỏ bé. Thể chất kém phát triển khiến cho chiều cao và cân nặng bị thiếu hụt tùy từng mức độ.

Trí tuệ bị ảnh hưởng

Suy dinh dưỡng ở trẻ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trí tuệ. Bởi não bộ cũng cần phải có chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng mỗi ngày. Khi bị thiếu hụt đi những dưỡng chất này, trẻ có thể gặp nhiều vấn đề về trí tuệ. Ví dụ như trí nhớ kém, nhận thức chậm chạp, giao tiếp khó khăn….

Hệ miễn dịch suy yếu

Hệ miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch suy yếu gây ra nhiều bệnh ở trẻ em

Một tác hại khủng khiếp nữa ở trẻ bị suy dinh dưỡng là tình trạng hệ miễn dịch suy yếu. Đó là khi các tế bào miễn dịch và kháng thể ít sản xuất, đồng thời hoạt động kém hơn. Theo đó trẻ sẽ dễ dàng bị mắc các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus tấn công. Nếu những bệnh lý này xuất hiện không được chữa trị kịp thời, trẻ có thể tử vong.

Xuất hiện nhiều vấn đề sức khỏe khác

Các vấn đề sức khỏe liên quan tới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non còn rất nhiều. Cụ thể là mỗi nhóm chất dinh dưỡng sẽ có vai trò khác nhau khi được nạp vào cơ thể. Nếu như trẻ không được cung cấp đầy đủ chất sẽ gây ra tác hại tương ứng. Ví dụ như canxi không đủ gây ảnh hưởng tới xương, thiếu vitamin A làm suy giảm thị lực….

Cách phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Với những tác hại ghê gớm kể trên thì việc tìm biện pháp đối phó là rất cần thiết. Trong đó những cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em mang lại hiệu quả phải kể đến là:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý theo đúng tiêu chuẩn khoa học. Trong đó phải đảm bảo 5 nhóm chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho cơ thể. Đó là tinh bột (cơm, phở…), chất đạm (thịt, cá…), chất béo (dầu, mỡ), vitamin( rau, quả…) và khoáng chất. Mặt khác chế độ dinh dưỡng khoa học còn giúp trẻ ăn ngon miệng và hứng thú ăn uống hơn.

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị còi xương

Đảm bảo vệ sinh ăn uống

Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là bí quyết giúp trẻ phòng chống suy dinh dưỡng hiệu quả. Cụ thể thức ăn của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi nấu nướng. Cha mẹ cũng nên chú ý nấu kỹ thức ăn, tránh các loại thực phẩm đã ôi thiu, bốc mùi. Đồ ăn của trẻ nên được sử dụng ngay sau khi chế biến, không nên dùng lại nhiều bữa.

Khuyến khích bé tập thể dục

Khuyến khích bé tập thể dục
Khuyến khích bé tập thể dục

Việc tập thể dục sẽ giúp ích cho quá trình trao đổi chất hoạt động tốt trong cơ thể. Bên cạnh đó quá trình bài tiết đào thải độc tố cũng được đẩy mạnh hơn. Cha mẹ có thể khuyến khích bé tập thể dục bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ cho bé đạp xe, bơi lội hay chơi các loại trò chơi bịt mắt bắt dê, chạy nhảy…. Ngoài ra cho bé vận động bằng cách giúp cha mẹ làm việc nhà cũng rất lý tưởng.

Thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của trẻ

Chính xác, việc thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của trẻ em có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề về dinh dưỡng và kiểm soát tình trạng suy dinh dưỡng. Đây là một số lý do cụ thể:

  • Phát hiện sớm sự thay đổi: Theo dõi thường xuyên giúp bố mẹ hoặc người chăm sóc nhận biết các thay đổi nhỏ về cân nặng hoặc chiều cao của trẻ. Nếu có bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào, họ có thể thực hiện biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Đánh giá hiệu quả của chương trình dinh dưỡng: Nếu trẻ đang tiếp tục tăng trưởng một cách bình thường, điều này có thể chỉ ra rằng chế độ ăn uống hiện tại đang phù hợp và đủ dinh dưỡng.
  • Nhận diện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn: Ngoài tình trạng suy dinh dưỡng, việc theo dõi sự tăng trưởng cũng có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe khác, như bệnh lý hoặc rối loạn dinh dưỡng, từ đó giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Đảm bảo tăng trưởng toàn diện: Sự theo dõi thường xuyên giúp đảm bảo rằng trẻ đang tăng trưởng toàn diện, không chỉ về cân nặng mà còn về chiều cao và phát triển tư duy, giúp xác định sự phát triển đúng chuẩn của trẻ em.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và chăm sóc: Dựa trên dữ liệu theo dõi, bố mẹ hoặc người chăm sóc có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và chăm sóc hàng ngày để đảm bảo rằng trẻ nhận được đủ dinh dưỡng và chăm sóc cần thiết.

Tẩy giun định kỳ cho trẻ

Tẩy giun định kỳ cho trẻ
Tẩy giun định kỳ cho trẻ để tránh bị bệnh còi xương

Ở trẻ mầm non thường hay cho đồ vật vào miệng nên rất dễ bị nhiễm giun sán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Cho nên để phòng chống căn bệnh này thì việc uống thuốc tẩy giun định kỳ là rất cần thiết.

Xem thêm: Các loại sữa phù hợp cho bé suy dinh dưỡng ở độ tuổi mầm non

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non là rất nguy hiểm và cần được kiểm soát. Bởi đây là giai đoạn tăng trưởng của trẻ và cũng rất dễ gặp phải tổn thương. Vì thế cha mẹ cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Qua đó con mới phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ.