Bí quyết xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Dinh dưỡng cho trẻ mầm non là kiến thức nuôi dạy con quan trọng mà cha mẹ cần nắm rõ. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ những nhóm chất thiết yếu để phát triển toàn diện. Cụ thể là các chất cần có trong bữa ăn hàng ngày và định mức phù hợp. Qua đó cha mẹ sẽ biết cách xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mầm non.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non là gì?
Nguyên tắc xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 2 – 5 tuổi là sơ đồ hình tháp bao gồm 7 tầng khác nhau. Trong đó mỗi tầng sẽ thể hiện một nhóm chất dinh dưỡng trẻ mầm non cần đáp ứng mỗi ngày. Tương ứng với những chất này sẽ là nhóm thực phẩm nào đều được tháp thể hiện rõ nét. Đáng chú ý là mỗi độ tuổi khác nhau thì tháp dinh dưỡng sẽ có những thay đổi nhất định.

Ý nghĩa của tháp dinh dưỡng đối với trẻ

Ý nghĩa của tháp dinh dưỡng đối với trẻ
Dinh dưỡng tốt tăng đề kháng cho trẻ

Khi xây dựng tháp dinh dưỡng, các chuyên gia đã phải cân đối và tính toán rất phức tạp. Thành quả này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với trẻ mầm non như sau:

  • Cân bằng dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Theo đó trẻ sẽ có đầy đủ năng lượng để hoạt động, học tập và vui chơi.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học: Tháp dinh dưỡng là cơ sở chọn thực phẩm và xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ.
  • Tạo thói quen ăn uống đúng cách: Thông qua tháp dinh dưỡng, cha mẹ còn tạo được thói quen ăn uống đúng cách cho trẻ. Việc này có ý nghĩa cực lớn giúp duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp. Qua đó cơ thể của trẻ sẽ phát triển tốt hơn, đồng thời gia tăng sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

Các chất cần có trong tháp dinh dưỡng

Một tháp ăn dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần đảm bảo chứa đầy đủ 5 nhóm chất thiết yếu. Đó là nhóm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, khoáng chất và các loại vitamin. Trong đó mỗi chất này sẽ tương ứng với nguồn thực phẩm khác nhau và được thể hiện như sau:

Ngũ cốc

Ngũ cốc là nhóm thực phẩm không thể thiếu cho trẻ mầm non
Ngũ cốc là nhóm thực phẩm không thể thiếu cho trẻ mầm non

Các chất cần có trong tháp ăn dinh dưỡng cho trẻ mầm non tiếp theo chính là ngũ cốc. Đó là những nguồn cung cấp chủ yếu chất tinh bột như cơm, bánh mì, bún, phở…. Các chất này có tác dụng chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể để vận động. Một ngày trẻ sẽ cần tiêu thụ khoảng 5 đến 6 đơn vị ngũ cốc. Trong đó 1 đơn vị ngũ cốc bằng 1/2 bát cơm (55g), 1 chiếc bánh mì (27g) hoặc 84 gam khoai lang….

Nước

Nước chiếm khoảng 70% cơ thể và đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự sống của con người. Chính vì thế nước luôn được đặt lên hàng đầu trong xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ. Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ cần phải bổ sung khoảng từ 1 đến 1,5 lít nước mỗi ngày. Lượng nước này sẽ bao gồm cả lượng sữa, nước canh và các loại nước ép trái cây.

Rau xanh và củ quả

Rau xanh và củ quả
Nguồn vitamin từ rau xanh

Rau xanh và củ quả là nguồn cung cấp các loại vitamin và khoáng chất dồi dào cho trẻ. Loại thực phẩm này còn bổ sung chất xơ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón. Theo đúng khoa học, trẻ cần bổ sung 2 đơn vị quả và 2 đơn vị rau trong 1 ngày. Trong đó 1 đơn vị rau hoặc quả sẽ tương ứng với 80g thực phẩm. Như vậy 1 ngày trẻ nên sử dụng 160g rau xanh và 160g của quả các loại.

Muối và đường

Muối và đường là 2 nhóm chất tiếp theo trẻ mẫu giáo cần nạp vào cơ thể hàng ngày. Cả 2 nhóm chất này đều cần bổ sung rất ít với định lượng mỗi ngày lần lượt là 3g và 15g. Trong đó muối cung cấp iot, cân bằng điện giải, duy trì chức năng tuyến giáp, giữ nước cho cơ thể…. Còn đường có tác dụng tăng hương vị đồ ăn, hỗ trợ thải độc gan, chống táo bón….

Chất đạm và chất béo

Chất đạm và chất béo
Kết hợp thực thẩm giàu chất đạm và chất béo trong bữa ăn

Chất đạm có vai trò giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí lực và thể lực. Trong đó sẽ có đạm thực vật bao gồm các loại hạt như đậu nành, hạnh nhân, đậu phộng…. Còn đạm động vật có chủ yếu trong các loại thịt gia súc, thịt gia cầm, thịt cá, trứng…. Trẻ nên được sử dụng đồng thời cả 2 loại đạm này với 3,5 đơn vị mỗi ngày. Một đơn vị đạm tương ứng 31g thịt lợn, 35g cá, 42g thịt gà, 47g trứng….

Chất béo giúp hấp thu vitamin A, D, E, K dễ dàng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đây là dinh dưỡng cho trẻ mầm non có trong các loại dầu thực vật, mỡ động vật và bơ. Tuy nhiên trẻ chỉ cần bổ sung một lượng chất béo rất nhỏ mỗi ngày. Tối đa là 5 đơn vị và 1 đơn vị tương đương với 5 gam dầu, mỡ, 6 gam bơ.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn cung cấp canxi, protein và vitamin D giúp xương chắc khỏe và trẻ chóng lớn. Chính vì thế sữa đã trở thành thực phẩm dinh dưỡng không thể thiếu của trẻ mầm non. Mỗi ngày trẻ nên bổ sung đủ 4 đơn vị sữa. 1 đơn vị sữa sẽ tương ứng với 100ml sữa nước, 100 gam sữa chua hoặc 15 gam phô mai. Tuy nhiên nên ưu tiên chọn sữa ít béo hoặc tách béo để đảm bảo trẻ không thừa chất béo.

Cách xây dựng tháp dinh dưỡng chuẩn nhất cho trẻ mầm non

Các chuyên gia xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố lại có ý nghĩa riêng để tạo nên một tháp dinh dưỡng chất lượng và toàn diện. Cụ thể là:

Đầy đủ năng lượng

Đầy đủ năng lượng
Cung cấp năng lượng cho bé phát triển

Tháp dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ năng lượng cho trẻ mẫu giáo vận động và phát triển. Trong đó năng lượng sẽ đến từ cả 5 nhóm chất thiết yếu trong tháp. Tổng mức năng lượng mà trẻ cần bổ sung mỗi ngày dao động từ 1230 – 1320 kcal. Ngoài ra cha mẹ cũng nên lưu ý tránh cho trẻ bổ sung quá nhiều năng lượng. Như vậy trẻ rất dễ thừa cân và béo phì gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe.

Đa dạng thực phẩm

Trong một nhóm dinh dưỡng, cha mẹ nên linh hoạt sử dụng đa dạng các loại thực phẩm. Qua đó trẻ sẽ được thay đổi khẩu vị giúp ăn uống ngon miệng và hấp thu tốt hơn. Cha mẹ cần lưu ý không nên thay đổi thức ăn giữa các nhóm thực phẩm với nhau. Việc làm này sẽ làm ảnh hưởng tới định lượng các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy dinh dưỡng mà trẻ nạp vào cơ thể sẽ bị mất cân bằng.

Thực phẩm an toàn

Thực phẩm an toàn
Đảm bảo thực phẩm sạch và an toàn

Bên cạnh việc chú ý tới việc bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Khi xây dựng tháp dinh dưỡng cha mẹ còn phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Cụ thể thức ăn cần tươi mới, chưa bị ôi thiu, hư hỏng, không có chứa hóa chất độc hại…. Ngoài ra vấn đề gia súc, gia cầm bị bệnh dịch bày bán cũng rất nhức nhối. Cha mẹ nên để ý hơn để không mua phải những thực phẩm không tốt này.

Món ăn hợp khẩu vị

Cha mẹ nên ưu tiên chế biến món ăn hợp khẩu vị của bé, đặc biệt là trẻ kén ăn. Bởi nếu trẻ không chịu ăn uống sẽ dẫn tới tình trạng còi cọc, suy dinh dưỡng và chậm lớn. Trong khí đó việc lựa chọn món ăn hợp khẩu vị với bé không hề khó. Cha mẹ chỉ cần chú ý xem sở thích ăn uống của bé như thế nào? Bé thích loại thực phẩm nào hay thức ăn có màu sắc ra sao để điều chỉnh cho hợp lý.

Tránh thực phẩm gây dị ứng

Tránh thực phẩm gây dị ứng
Lưu ý các loại thực phẩm làm bé dị ứng sau khi ăn

Tùy thuộc vào cơ địa, trẻ có thể gặp phải dị ứng từ ăn uống do không hợp thức ăn. Ví dụ như dị ứng trứng, sữa, tôm, hải sản… với các biểu hiện ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ…. Theo đó khi phát hiện trẻ dị ứng với thực phẩm nào, cha mẹ cần tuyệt đối tránh sử dụng. Ngoài ra với thực phẩm trẻ mới ăn lần đầu, cha mẹ cũng nên chú ý theo dõi phản ứng.

Lưu ý khi xây dựng tháp dinh dưỡng chất lượng

Lưu ý khi xây dựng tháp dinh dưỡng chất lượng
Một số lưu ý khi xây dựng tháp dinh dưỡng chất lượng

Dựa vào tháp ăn dinh dưỡng cho trẻ mầm non bạn sẽ biết sử dụng những thực phẩm đúng cách. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng thực đơn, các bạn còn cần lưu ý tới các vấn đề sau:

  • Linh hoạt điều chỉnh định mức chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ví dụ trẻ 4 tuổi và 5 tuổi sẽ có sự chênh lệch nhất định về nhu cầu dinh dưỡng.
  • Ưu tiên sử dụng dầu thực vật thay cho dầu động vật vì vẫn đảm bảo dinh dưỡng mà không lo béo phì. Bên cạnh đó đạm thực vật cũng tốt hơn đạm có nguồn gốc từ động vật.
  • Thêm gia vị cho món ăn để kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó món ăn cũng bắt mắt và tạo hứng thú cho trẻ. Những gia vị này còn có chứa các thành phần dinh dưỡng nhất định tốt cho sức khỏe.
  • Cho trẻ kết hợp vận động và tập luyện cùng với chế độ ăn uống khoa học. Theo đó sức khỏe của trẻ sẽ được tăng cường và hạn chế nhiều bệnh tật.

Dinh dưỡng cho trẻ mầm non rất quan trọng và cần thiết với sức khỏe cũng như sự phát triển. Tất cả những kiến thức hữu ích nhất liên quan tới vấn đề này đã được Lá Xanh chia sẻ rất kỹ. Lưu ý các chất trong tháp dinh dưỡng và xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ. Theo đó bạn không phải lo lắng tình trạng trẻ thiếu chất, còi cọc hay thừa cân, béo phì nữa.